Một nghiên cứu mới cho thấy không chỉ quá buồn đau mới khiến con người lên cơ đau tim mà hạnh phúc quá cũng có thể gây ra điều này.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, cảm xúc buồn đau cực độ dễ gây ra bệnh đau tim nhưng nghiên cứu mới phát hiện ra rằng tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra khi niềm vui quá lớn, các chuyên gia gọi đó là “hội chứng tim vỡ” hay hội chứng Takotsubo, hoặc TTS.
Hội chứng Takotsubo, được chẩn đoán trong những năm 1990 thường xảy ra khi gặp những trường hợp như chồng, vợ, cha, mẹ qua đời hay quan hệ tình cảm tan vỡ hoặc sau khi chẩn đoán mặc bệnh ung thư.
Nghiên cứu này được đưa ra dựa trên kết quả sau khi phân tích dữ liệu từ 1.750 bệnh nhân được chẩn đoán với TTS ở 9 quốc gia khác nhau.
Vui sướng quá cũng khiến bệnh nhân lên cơn đau tim.
Trong số 485 bệnh nhân gặp cú sốc tình cảm thì có 96% số người phải chịu những cảm giác buồn đau căng thẳng như mất đi người thân, tham dự đám tang, bị thương trong vụ tai nạn, mắc một căn bệnh hay một vấn đề tình cảm.
Trong trường hợp của 20 bệnh nhân còn lại, tim bị tổn thương dường như được gây ra bởi những dịp vui chơi như sinh nhật, đám cưới, lễ kỷ niệm bất ngờ, sự ra đời của đứa cháu hoặc sự chiến thắng của một đội bóng yêu thích.
Tiến sĩ Jelena Ghadri, từ Bệnh viện Đại học Zurich, Thụy Sĩ - nơi đăng ký TTS đầu tiên trên thế giới, cho biết: "Chúng tôi thấy rằng nguyên nhân gây nên hội chứng TTS có thể đa dạng hơn so với suy nghĩ trước đây. Một bệnh nhân TTS không chỉ là bênh nhân đau tim bình thường mà bệnh có thể được gây ra bởi những cảm xúc quá tích cực.
Theo các bác sĩ: “Bác sĩ cần ý thức được điều này và cần biết rằng những bệnh nhân được chuyển vào khoa cấp cứu mà có dấu hiệu đau tim như đau ngực, khó thở sau một sự kiện hoặc trạng thái tình cảm hạnh phúc thì có thể bị hội chứng TTS giống như bệnh nhân gặp các cảm xúc tiêu cực.
Hội chứng Takotsubo lấy tên từ một bẫy bạch tuộc Nhật Bản tương tự như hình dạng méo mó của tâm thất trái của trái tim bị ảnh hưởng bởi TTS.
Các trường hợp xảy ra đột ngột khiến đáy buồng tim phình ra trong khi cổ tim vẫn trong trạng thái hẹp. Những bệnh nhân gặp tình trạng bất thường này ngoài bị đau ngực và khó thở còn có thể dẫn tới các cơn đau tim và có nguy cơ tử vong.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu cơ chế hoạt động sau hội chứng TTS, liên quan đến mối liên hệ giữa kích thích tâm ký, não và hệ thống tim mạch.
Trong nghiên cứu, 95% bệnh nhân “đau tim do đau buồn” và “ đau tim do hạnh phúc” đều là phụ nữ. Độ tuổi trung bình của nhóm 1 khoảng 65 trong khi độ tuổi trung bình của nhóm còn lại là 71.
Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu. Đồng tác giả Tiến sĩ Christian Templin, cũng từ Bệnh viện Đại học Zurich, nói: “Có lẽ cả hai sự kiện hạnh phúc và buồn đau vốn khác nhau nhưng lại chung con đường ra tại hệ thống thần kinh trung ương và cuối cùng dẫn tới hội chứng TTS”.
Theo Bích Phượng (Đời sống & Pháp luật/Mirror)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
EmoticonEmoticon