Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư nên ăn gì , kiêng ăn gì ?

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư nên ăn gì , kiêng ăn gì được nhiều người quan tâm, ung thư là tình trạng mà các tế bào bất thường được hình thành tại một bộ phận nào đó trên cơ thể và nhân nên một cách không kiểm soát gây nên các khối u ác tính. Các tế bào không bình thường đó được gọi là tế bào ung thư, nó có thể di chuyển sang các cơ quan khác trong cơ thể và tiếp tục nhân nên (khi đó gọi là di căn). Mức độ nguy hiểm hiểm của một bệnh ung thư sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: Cơ quan bị ung thư và giai đoạn tiến triển của ung thư (di căn chưa hay vẫn còn khu trú trong một bộ phận nào đó). Và vì thế phương pháp điều trị được các bác sỹ chuyên khoa chỉ định cũng sẽ dựa chính vào các yếu đố đó

Về tỷ lệ mắc bệnh ung thư nói chung thì có khác nhau ở phụ nữ và nam giới. Phụ nữ được ghi nhận có tỷ lệ ung thư vú cao nhưng tử vong nhiều nhất ở phụ nữ là do nguyên nhân ung thư đường hô hấp như ung thư phổi. Ở nam giới mắc nhiều nhất là ung thư tuyến niệu sinh dục (tiền liệt tuyến), nguy cơ tử vong cao nhất ở nam giới nếu mắc ung thư phổi.

Điều trị ung thư: Hiện nay việc điều trị ung thư bao gồm các phương pháp nhằm hạn chế và loại trừ tế bào ung thư khỏi cơ thể (Phẫu thuật; Xạ trị liệu; Hóa trị liệu; Hormon và dùng các kỹ thuật sinh học) và chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân. Trong bài này chúng tôi xin không không bàn về phương pháp, chỉ định liên quan đến điều trị mà chỉ đề cập các lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì? Có một số quan điểm cho rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn nhiều vì chất dinh dưỡng đưa vào sẽ nuôi tế bào ung thư và làm nó nhân lên. Quan điểm này hoàn toàn sai và không có một bằng chứng khoa học nào ủng hộ. Thực tế tế bào ung thư hình thành và nhân lên là do sự mất kiểm soát của chính cơ thể chứ không phải do dinh dưỡng ta đưa vào để nuôi bệnh nhân. Hơn nữa bệnh nhân cần phải ăn uống tốt hơn để có sức khỏe chống chọi với bệnh tật.

Vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau:
1. Mục đích việc chăm sóc dinh dưỡng :  Nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng để bệnh nhân có sức khỏe chống lại bệnh tật. Dinh dưỡng cho bênh nhân ung thư cần xem xét đến rất nhiều tác dụng phụ liên quan đến thuốc uống hay phương pháp điều trị khác.
2. Cách chăm sóc cho người bệnh: Các bệnh nhân khi được điều trị bằng bất cứ liệu pháp nào đều có thể gặp phải các tác dụng phụ và vì thế ảnh hưởng tới việc ăn uống. Lưu ý khi nuôi bệnh nhân:
– Bệnh nhân bị chán ăn và giảm cân: Cho bệnh nhân ăn thành bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 tiếng một lần; tránh uống các nước ngọt, có ga gây cảm giác no giả; dùng các thực phẩm có đậm độ năng lượng và protein cao (ví dụ milo, sữa ensure plus, chứng gà, bơ); tránh những thức ăn có mùi mà bệnh nhân không thích; không nên uống nước trước khi ăn vì gây cảm giác no cho bệnh nhân.

– Bệnh nhân thay đổi mùi vị với thức ăn: thức ăn phục vụ bằng đồ nhựa thay cho đồ kim loại; cố gắng cho bệnh nhân dùng các ống hút với các thức ăn lỏng; thử nhiều loại mùi vị để xem bệnh nhân thích mùi vị nào; nên cho ăn các thức ăn không cần nhai nhiều; ăn đồ ăn lạnh sẽ ít mùi hơi đồ nóng; ăn cá, trứng, thịt gà sẽ ít mùi hơn thịt bò.
Khi bệnh nhân bị khô miệng: Ăn đồ mền và lỏng, thường xuyên uống một hớp nước nhỏ; thức ăn có vị chua một chút có thể kích thích tiết nước bọt (lưu ý với các bệnh nhân bị loét thức ăn chua có thể gây đau); có thể dùng nước bọt nhân tạo cho bệnh nhân; tránh cà phê, rượu và thuốc lá; xúc miệng ít nhất 4 lần/ngày; đánh răng sau khi ăn
– Bệnh nhân bị nôn, buồn nôn: ăn ít một; thường xuyên cho bệnh nhân uống một hớp nhỏ đồ uống lạnh như nước gừng, nước chanh; không để bệnh nhân đói bụng; tránh các đồ ăn có nhiều chất béo, đồ ăn cay, đồ ăn ngọt; cho bệnh nhân ăn đồ ăn khô và mặn như (phô mai hay bánh quy mặn); khi nấu nướng lưu ý tránh để bệnh nhân ngửi nhiều
Bệnh nhân bị tiêu chảy: Đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước nhưng tránh các đồ uống như rượu, cà phê, nước ngọt, nước hoa quả. Tránh đồ ăn cay hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ; tránh đồ ăn nhiều chất xơ như rau quả có lớp vỏ, hạt có vỏ; tránh đồ ăn gây đầy hơi (cải bắp, đậu đỗ, súp lơ, không nhai kẹo cao su). Lưu ý tránh các đồ ăn khác có thể gây tiêu chảy như sữa bò, bột mỳ. Oresol có thể được sử dụng cho bệnh nhân để bù nước và điện giải
Khi bệnh nhâ bị táo bón: Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, vận động nhẹ nhàng và có thể dùng thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.
…..

Theo: Internet


EmoticonEmoticon